Tiếp đón và làm việc với đoàn công tác gồm
có GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Nhà trường; TS.
Trần Bá Tiến - Trưởng phòng Đào tạo; PGS.TS. Cao Tiến Trung - Viện trưởng, TS. Nguyễn Lê Ái Vĩnh - Phó Viện trưởng và các
cán bộ chuyên trách của Viện Công nghệ Hóa sinh - Môi trường.
GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao
đổi về việc bảo đảm việc làm sau đào tạo dành cho sinh viên ngành điều dưỡng
tại các Tập đoàn Y khoa của Đức. Phía đối tác cam kết tiếp nhận và ký hợp
đồng lao động cho 100% sinh viên ngành Điều dưỡng đang học
hiện nay và các khóa tuyển sinh tiếp theo sẽ sang Đức làm việc ngay sau khi tốt
nghiệp. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các
em đang có ước mơ được phát triển sự nghiệp tại một nền kinh tế phát triển hàng
đầu Châu Âu. Một điểm quan trọng cũng được hai bên thảo luận về khung chương
trình đào tạo điều dưỡng theo yêu cầu nhà tuyển dụng CHLB Đức, chú trọng đến
việc tổ chức đào tạo ngôn ngữ và văn hóa Tiếng Đức để các em dễ dàng hội nhập
ngay sau khi đặt chân đến CHLB Đức.
GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Nhà trường yêu cầu Viện Công nghệ Hóa sinh - Môi trường phối hợp cùng Viện IET rà soát khung chương trình đào tạo ngành Điều
dưỡng theo mô hình chất lượng cao, bằng cấp tốt nghiệp được công nhận tại Đức.
Sinh viên Điều dưỡng ra trường có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng
tại CHLB Đức. Hiệu trưởng Nhà trường đề nghị Viện IET hỗ trợ tổ chức dạy tiếng
Đức song song với việc tổ chức thêm các hoạt động trao đổi văn hóa Đức cho sinh
viên để các em dễ dàng thích ứng, hòa nhập với môi trường làm việc tại CHLB Đức.
Về
phía CHLB Đức, Ông Marvin Budau cho biết Chính phủ CHLB Đức đang mở rộng cánh cửa
chào đón các bạn trẻ Việt Nam có ước mơ đến đất nước này sinh sống, học tập,
làm việc lâu dài và trở thành công dân Đức. Tại chuyến công tác này, phía Đức đồng
ý tài trợ toàn bộ 100% chi phí sang Đức học tập và làm việc dành cho sinh viên
ngành Điều dưỡng, bao gồm:
· Tổ chức đào tạo Tiếng Đức tại Trường Đại
học Vinh;
· Tổ chức thi Chứng Tiếng Đức B1/B2 Telc;
· Chi phí thẩm định bằng cấp, hồ sơ thủ tục
cơ quan chức năng tại Đức;
· Chi phí hồ sơ nhà tuyển dụng tại Đức;
· Chi phí hồ sơ Visa cơ quan Lãnh sự CHLB
Đức tại Việt Nam;
· Vé máy bay sang CHLB Đức.
Liên
quan đến chuẩn đầu ra ngoại ngữ, TS. Trần Bá Tiến - Trưởng phòng Đào tạo cho biết
Tiếng Đức là một trong năm ngôn ngữ quốc tế được đưa vào khung chương trình
giáo dục đại học theo quy định hiện hành. Việc sử dụng Chứng chỉ B1 Tiếng Đức
Telc thay thế cho Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoàn toàn đạt yêu cầu chuẩn đầu ra khi
xét công nhận tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng cho sinh viên. Do vậy, việc hỗ trợ
tổ chức đào tạo Tiếng Đức và thi Chứng chỉ B1/B2 Telc của Viện IET là điều kiện
rất thuận lợi để sinh viên vừa hoàn thành chương trình đào tạo, vừa đủ năng lực
ngoại ngữ để đi làm việc tại Đức.
TS. Nguyễn Bá Tiến - Trưởng phòng Đào tạo làm việc với Đoàn công tác
Lãnh đạo và cán bộ Viện Công nghệ Hóa sinh - Môi trường làm việc với Đoàn công tác
Trong
chương trình làm việc tại Trường Đại học Vinh, Đoàn công tác cũng đã gặp và nói
chuyện với sinh viên ngành Điều dưỡng, tham quan cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm
phục vụ đào tạo ngành Điều dưỡng. Ông Marvin Budau hài lòng và đánh giá cao sự
đầu tư các phòng thí nghiệm của Trường Đại học Vinh cho ngành Điều dưỡng. Ông
Marvin Budau cho biết: “Được thực hành lâm sàng kỹ năng tay nghề tại những
phòng thí nghiệm y khoa này, sinh viên điều dưỡng của Đại học Vinh sẽ dễ dàng
thích nghi với các trang thiết bị máy móc hiện đại tại các Bệnh viện CHLB Đức
khi các bạn đến đất nước chúng tôi làm việc”.
Sinh viên Lớp 59 - Điều dưỡng chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác
Theo dự kiến, trong năm học 2019 - 2020, phía Tập đoàn Y khoa
Pflegeheime Muus sẽ tiếp nhận một nhóm
sinh viên điều dưỡng đầu tiên của Trường Đại học Vinh tới Đức tiếp tục học
tập và làm việc. Những sinh viên này sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí để tiếp
tục chương trình đào tạo điều dưỡng và tốt nghiệp tại Đức.
Đoàn
công tác tham quan Phòng Giải phẫu – Sinh lý người
Đoàn
công tác tham quan Phòng Phân tích Hóa sinh
Đoàn
công tác tham quan Phòng Chụp X-quang
Bài và ảnh:
TS.
Nguyễn Lê Ái Vĩnh