Cùng với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế chung, việc Việt Nam gia nhập AEC, TPP,… càng làm cho lĩnh vực tài chính ngân hàng cần nguồn nhân lực chất lượng cao hơn bao giờ hết. Khoa Kinh tế Trường Đại học Vinh với uy tín, bề dày đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh, kế toán, kinh tế cũng như tài chính - ngân hàng đã trở thành nơi lựa chọn nghề nghiệp vững chắc của nhiều bạn trẻ trong xu hướng hội nhập. Thực tiễn cho thấy, quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế luôn cần nguồn lực thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế vĩ mô. Giai đoạn 2015 - 2020, dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành này của cả nước sẽ lên đến 130.000 người.

Năm 2006, Bộ môn tài chính - Ngân hàng, Khoa Kinh tế - Đại học Vinh được thành lập dựa trên cơ sở tách Bộ môn Tài chính - Kế toán. Ngay từ ngày đầu thành lập, Bộ môn đã xác định rõ vai trò quan trọng bậc nhất là đào tạo nên những cử nhân Ngân hàng - tài chính vững vàng về chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.


Hội thi Sinh viên tài chính ngân hàng với kỹ năng nghề nghiệp

Hiện nay, Bộ môn tài chính - Ngân hàng đã có một lực lượng đông đảo với đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm 13 giảng viên. Các giảng viên trong Bộ môn luôn cố gắng nỗ lực trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học thể hiện qua phương pháp giảng dạy thường xuyên được đổi mới theo hướng nâng cao tính chủ động của sinh viên, tăng cường việc trao đổi thảo luận, ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại trong giảng dạy, từ đó từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong thời gian tới, Bộ môn Tài chính - Ngân hàng tiếp tục phát huy những điểm mạnh, tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới đặc biệt là trước những biến động lớn trong ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và trên thế giới.

Bộ môn Tài chính - Ngân hàng đã và đang tham gia đào tạo hơn 2.000 cử nhân từ năm 2008 đến nay. Nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng đã được tuyển dụng và hiện nay đang giữ những vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, VPbank, BIDV…


Những hoạt động rèn nghề, ngoại khóa của sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng

Với các tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng cao (về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm, tiếng Anh) của các Ngân hàng thương mại cũng như xu thế phát triển đa dạng hóa của các loại hình doanh nghiệp và sự lớn mạnh của các thị trường tài chính,  Bộ môn Tài chính - ngân hàng đã và đang hướng tới việc xây dựng các chuyên ngành hẹp, các nhóm chuyên môn hẹp đi sâu vào từng lĩnh vực nghiên cứu như: ngân hàng thương mại, tài chính doanh nghiệp, tài chính công…; Cập nhật các khung chương trình chuyên ngành đang được giảng dạy tại các trường kinh tế hàng đầu trong và ngoài nước giảng dạy; dự kiến mở thêm chuyên ngành hẹp ngân hàng thương mại, tài chính doanh nghiệp, tài chính công… đào tạo chuyên sâu hơn và mang lại nhiều sự lựa chọn cho sinh viên trong quá trình học tập; Đã và đang xây dựng mô hình Sàn chứng khoán ảo, Ngân hàng lõi để giúp sinh viên tiếp cận công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và là sân chơi, là nơi để sinh viên có cơ hội thực hành nghề nghiệp.


Những hoạt động rèn nghề, ngoại khóa của sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng

Năm 2016, Ngành Tài chính - Ngân hàng, Khoa Kinh tế - Đại học Vinh xét tuyển tổ hợp môn: A (Toán, Vật lý, Hoá học), A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) và D (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) theo phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia. Điểm chuẩn xét tuyển vào ngành năm 2013 là 15, năm 2014 là 15 và năm 2015 là 15,5.


Những hoạt động rèn nghề, ngoại khóa của sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng