I. THỜI GIAN VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

A. CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH TẠI TRƯỜNG

1. Thời gian đào tạo: 3 đến 4 năm đối với người đã có bằng thạc sỹ; 4 đến 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.

2. Các chuyên ngành:

2.1. Đại số và lý thuyết số

Mã số: 62.46.01.04

2.2 Lý thuyết xác suất và thống kê toán học

Mã số: 62.46.01.06

2.3. Toán giải tích

Mã số: 62.46.01.02

2.4. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 62.14.01.11

2.5. Quang học

Mã số: 62.44.01.09

2.6. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

Mã số: 62.14.01.11

2.7. Hoá hữu cơ

Mã số: 62.44.01.14

2.8. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 62.14.01.11

2.9. Thực vật học

Mã số: 62.42.01.11

2.10. Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 62.22.01.02

2.11. Quản lý giáo dục

Mã số: 62.14.01.14

2.12. Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62.22.03.13

2.13. Lịch sử Thế giới

Mã số: 62.22.03.11

2.14. Văn học Việt Nam

Mã số: 62.22. 01.21

B. CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN NCS THEO ĐỀ ÁN 911

1. Thời gian và chỉ tiêu đào tạo:

- Thời gian đào tạo: 3 đến 4 năm đối với người đã có bằng thạc sỹ; 4 đến 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.

- Chỉ tiêu đào tạo: Chỉ tiêu tuyển sinh theo đề án 911 nằm trong chỉ tiêu của từng chuyên ngành có trong mục A trùng với các chuyên ngành đào tạo theo đề án 911

2. Các chuyên ngành:

2.1 Đại số và Lý thuyết sốMã số: 62.46.01.04

2.2 Lý thuyết xác suất và thống kê toán họcMã số: 62.46.01.06

3. Đối tượng đào tạo của đề án 911

a) Giảng viên (biên chế hoặc hợp đồng) của các trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) và cao đẳng trong cả nước.

b) Nghiên cứu viên (biên chế hoặc hợp đồng) của các Viện nghiên cứu khoa học, những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo.

c) Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc thạc sỹ loại khá trở lên (Trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển), có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên trường đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo.

4. Điều kiện và tiêu chuẩn đối với người dự tuyển theo đề án 911

Người dự tuyển các chuyên ngành đào tạo theo đề án 911 phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, cam kết phục vụ tại trường đã cử đi học (hoặc trường đã có văn bản đồng ý tiếp nhận sau khi tốt nghiệp đối với người chưa là giảng viên).

b) Không quá 45 tuổi (tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển).

c) Đối với đối tượng là nghiên cứu viên phải được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử đi đào tạo về làm giảng viên trường đại học, cao đẳng; người chưa có cơ quan công tác, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ phải được một trường đại học, cao đẳng đồng ý tiếp nhận làm giảng viên sau khi được đào tạo.

II. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

Người dự tuyển nghiên cứu sinh (NCS) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Điều kiện về văn bằng (kể cả đối tượng tuyển sinh theo đề án 911)

Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

2. Có một bài luận về dự định nghiên cứu

Bài luận về dự định nghiên cứu cần trình bày rõ ràng những vấn đề sau:

- Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu;

- Mục tiêu và mong muốn đạt được;

- Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo;

- Những dự định và kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ để đạt được những mục tiêu mong muốn;

- Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu;

- Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp;

- Đề xuất người hướng dẫn nếu có.

3. Có hai thư giới thiệu.

a) Hoặc của hai nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sỹ cùng chuyên ngành.

b) Hoặc của một nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sỹ cùng chuyên ngành và của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.

c) Những người giới thiệu ở khoản 3a hoặc 3b cần ít nhất 06 tháng cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

- Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

- Năng lực hoạt động chuyên môn;

- Phương pháp làm việc;

- Khả năng nghiên cứu;

- Khả năng làm việc theo nhóm;

- Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

- Triển vọng phát triển về chuyên môn;

- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu làm NCS.

4. Điều kiện về ngoại ngữ (kể cả đối tượng tuyển sinh theo đề án 911)

Người dự tuyển phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây về ngoại ngữ:

a) Phải có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ (tính đến ngày hết hạn nộp đơn xét tuyển NCS).

b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài.

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

 5. Về công trình khoa học

Người dự tuyển phải có ít nhất một bài báo có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự tuyển NCS được công bố trên các tạp chí trong Danh mục các Tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS trước khi nộp hồ sơ dự thi. 

6. Về thâm niên công tác:

Người dự thi phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến ngành đăng ký dự tuyển. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá được xét dự tuyển ngay.

7. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm) hoặc trường - nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển NCS. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nới cư trú xác nhận nhân thân tốt, không có tiền án - tiền sự và hiện không vi phạm pháp luật.

8. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Vinh (đóng học phí, kinh phí đào tạo và hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành Luận án tiến sỹ).

III. XÉT TUYỂN

Việc xét tuyển NCS được thực hiện bằng cách đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh bằng hoạt động:

- Thành viên tiểu ban chuyên môn xét tuyển NCS đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển theo Thang điểm đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh dự xét tuyyển NCS.

- Thí sinh trình bày về vấn đề dự định nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước tiểu ban xét tuyển NCS. 

- Hội đồng tuyển sinh Nhà trường sẽ căn cứ vào hồ sơ của các tiểu ban và Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ GD &ĐT để ra quyết định công nhận NCS.

IV. HỒ SƠ CHUYÊN MÔN DỰ TUYỂN

Hồ sơ tuyển sinh do Trường Đại học Vinh phát hành, gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi

2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc Chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm ở cơ quan, đơn vị Nhà nước); lý lịch có dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

3. Bản sao bằng thạc sỹ và bảng điểm thạc sỹ (hoặc bản sao bằng đại học và bảng điểm đại học đối với người dự tuyển từ đại học) có công chứng.

4. Công văn giới thiệu đi dự thi và xác nhận thâm niên công tác của thủ trưởng cơ quan (theo mẫu).

5. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn để xác nhận kinh nghiệm và thâm niên công tác.

6. Bản sao, chụp các bài báo khoa học đã công bố (07 bản phôtô)

7. Bài luận nghiên cứu và kế hoạch thực hiện của NCS  (07 bản phôtô)

8. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sỹ cùng chuyên ngành, trong đó có một nhà khoa học dự kiến sẽ làm cán bộ hướng dẫn luận án (bản gốc và 07 bản phôtô)

9. Bản sao có công chứng các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).

10. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do Bệnh viện đa khoa (tuyến huyện trở lên) cấp trong thời hạn 6 tháng tính đến hết thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển.

11. Hai ảnh màu mới chụp (cỡ 3 x 4) ghi rõ họ tên, chuyên ngành đăng ký dự thi phía sau ảnh.

12. Bốn phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ của người dự tuyển NCS.

V. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ VÀ XÉT TUYỂN

1. Nhận hồ sơ:  Từ  ngày ra Thông báo đến hết ngày 26/8/2016

Lệ phí xử lý hồ sơ: Theo quy định của Nhà trường.

2. Thời gian xét tuyển: Dự kiến từ  ngày 06 tháng 9 năm 2016 đến 12 tháng 9 năm 2016.

(Thời gian xét tuyển cụ thể của từng chuyên ngành sẽ thông báo sau).

3. Địa điểm xét tuyển: Trường Đại học Vinh

4. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ:

Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh

Tầng 4 Nhà điều hành, Trường Đại học Vinh, số 182, đường Lê Duẩn, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

Điện thoại: 038.3855773; DĐ: 0945.975777, 0904.252425.

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Sau Đại học. Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.

Thông báo đính kèm!