CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ: 1.050 chỉ tiêu.

  1. Các chuyên ngành Toán học (Toán giải tích, Hình học và Tôpô, Đại số và Lý thuyết số, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, Lý thuyết xác suất và Thống kê Toán học) có mục tiêu là đào tạo cho xã hội những cán bộ, giảng viên, nhà khoa học có trình độ thạc sĩ khoa học, có kiến thức chuyên sâu về toán học và khả năng ứng dụng toán học vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Toán học có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về toán học và khoa học tự nhiên, các ngành kinh tế - xã hội,...
  2. Các chuyên ngành Vật lý (Quang học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý) có mục tiêu là đào tạo thạc sĩ Giáo dục học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý có đủ phẩm chất đạo đức, có tri thức và kỹ năng chuyên ngành ở mức độ hệ thống và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay... Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Vật lý có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về vật lý và công nghệ, các ngành kinh tế - xã hội,...
  3. Các chuyên ngành Hóa học (Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học) có mục tiêu là đào tạo đội ngũ thạc sĩ có kiến thức các môn Hoá cơ bản (Hoá Hữu cơ, Hoá Vô cơ...) vững vàng, có đủ kỹ năng thực hành, nghiên cứu độc lập, có trình độ ngoại ngữ, có tư duy nhạy bén và thích nghi nhanh chóng với nhiều môi trường công tác đa dạng như giáo viên phổ thông trung học, giảng viên cao đẳng và đại học, nghiên cứu viên hay làm việc trong các nhà máy hoá và vật liệu. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Hóa học có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về hóa học, thực phẩm, công nghệ và môi trường, y học, sinh học, các ngành kinh tế - xã hội có liên quan đến công nghệ hóa học,...
  4. Các chuyên ngành Sinh học (Động vật học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học, Thực vật học, Sinh học thực nghiệm) có mục tiêu là đào tạo thạc sĩ có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và kinh tế, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Sinh học, Công nghệ sinh học và các nghiên cứu thực nghiệm, ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Sinh học có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về sinh học, môi trường, y học và nông lâm ngư, các ngành kinh tế - xã hội,...
  5. Các chuyên ngành Ngữ văn (Lý luận ngôn ngữ, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt) có mục tiêu là giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo, cung cấp cho học viên một cơ sở kiến thức vững chắc để họ có thể giảng dạy tốt và bước đầu có khả năng nghiên cứu độc lập về ngành Ngữ văn. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Ngữ văn có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, ngôn ngữ nước ngoài, các ngành kinh tế - xã hội,...
  6. Các chuyên ngành Lịch sử (Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử) có mục tiêu đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới...; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Lịch sử có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế - xã hội,...
  7. Các chuyên ngành Giáo dục (Giáo dục học (bậc tiếu học), Giáo dục học (bậc mầm non), Quản lý Giáo dục) có mục tiêu đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng viên và chuyên viên có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác ở các cơ quan giáo dục và trường học của Việt Nam. Trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và một số vấn đề hiện đại, cập nhật về Giáo dục và Quản lý giáo dục trên bình diện thế giới và Việt Nam. Nâng cao khả năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong QLGD và trường học. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Giáo dục có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy và quản lý ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu, quản lý văn hóa - giáo dục, các ngành kinh tế - xã hội,...
  8. Các chuyên ngành Chính trị (Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị, Chính trị học) có mục tiêu đào tạo thạc sĩ Chính trị học... có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có thể đảm đương công tác giảng dạy, nghiên cứu Chính trị học tại các trường Đảng khu vực, trường Chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục chính trị ở các địa phương, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị và trong các tổ chức kinh tế - xã hội trong cả nước. Có trình độ năng lực nhất định về tham mưu - lãnh đạo - quản lý, năng lực tổ chức thực tiễn, nhất là khả năng tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Chính trị có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy và quản lý ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục, các ngành kinh tế - xã hội,...

  9. Các chuyên ngành Nông Lâm Ngư (Nuôi trồng thuỷ sản, Trồng trọt) có mục tiêu đào tạo những cán bộ có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước. Trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và có khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Nông Lâm Ngư có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh về nông lâm lâm ngư, các ngành kinh tế - xã hội liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn,...
  10. Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh có mục tiêu đào tạo là củng cố, nâng cao và hiện đại hoá kiến thức và kỹ năng đã có ở bậc đại học, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam. Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy và ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về ngôn ngữ và ngoại ngữ, các cơ quan ngoại giao, các ngành kinh tế - xã hội, các tổ chức quốc tế và nước ngoài ở Việt Nam...
  11. Chuyên ngành Kinh tế chính trị có mục tiêu đào tạo thạc sĩ kinh tế chính trị có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế chính trị hiện đại, có năng lực, phương pháp và kỹ năng làm việc trong các tổ chức kinh tế chính trị - xã hội, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Tốt nghiệp thạc sĩ các chuyên ngành Kinh tế chính trị có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các ngành sản xuất, kinh doanh liên quan đến kế hoạch, tài chính, ngân hàng,...
  12. Chuyên ngành Công nghệ thông tin có mục tiêu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thông tin, có năng lực làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kiến thức chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo tính hội nhập và liên thông với hệ thống đại học khu vực và thế giới. Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thông tin có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ về Công nghệ thông tin, các tổ chức, đơn vị, các ngành kinh tế - xã hội sử dụng Công nghệ thông tin,...
  13. Chuyên ngành Địa lý học có mục tiêu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành có kiến thức lý thuyết về quy luật phân bố và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, sắc tộc của các cộng đồng người theo vùng địa lý, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân hóa không gian của các hợp phần địa lý kinh tế - xã hội và các hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội. Trang bị một cách có hệ thống các kiến thức tổng hợp có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: Chính trị - Kinh tế và Sinh thái trên nguyên lý vận động và biến đổi mang tính hệ thống của địa lý học hiện đại ở trình độ thạc sĩ. Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa lý có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, làm việc ở các cơ quan quản lý, nghiên cứu về địa lý, tài nguyên và môi trường, các ngành kinh tế - xã hội liên quan tài nguyên, môi trường, đất đai,...
  14. Chuyên ngành Giáo dục Thể chất có mục tiêu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành có kiến thức lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất, kỹ năng hướng dẫn Giáo dục Thể chất trường học, thể thao quần chúng, thể dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thể dục chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.

    Sau khi học xong chương trình thạc sĩ Giáo dục thể chất, người học có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có đủ khả năng làm việc trong các trường học từ tiểu học đến đại học, Các sở - phòng và các trung tâm huấn luyện thể thao. Nghiên cứu khoa học về thể thao trường học, Thể dục và sức khỏe cộng đồng.

  15. Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật có mục tiêu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật trang cho học viên hệ thống lý luận về Nhà nước, Pháp luật, nâng cao kiến thức về chuyên ngành Luật; Tăng cường kiến thức tổng hợp về một số môn khoa học về chính trị để học viên nắm vững về tổ chức Bộ máy nhà nước


Sau khi học xong chương trình thạc sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, người học có thể tiếp tục học lên tiến sĩ, có đủ khả năng làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương; làm việc tại cơ quan tư pháp, tham gia giảng dạy pháp luật nói chung, Lý luận chung về nhà nước pháp luật nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng,...Trong năm 2016 sẽ mở 02 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ: Quản lý kinh tế, Kỹ thuật Xây dựng, 01 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Chính trị học; những năm tiếp theo, các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ sẽ tiếp tục mở ở Khoa Luật, Khoa Giáo dục, Khoa Sinh học, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa Kinh tế và các khoa khác của Trường Đại học Vinh.