- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012;

- Căn cứ Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".

- Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

- Căn cứ Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

- Căn cứ Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

Trường Đại học Vinh xây dựng Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy với các nội dung sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

1. Các thông tin chung

Tên trường: Trường Đại học Vinh

Tên tiếng Anh: Vinh University

Trụ sở chính:Số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: (0238) 3855452

Fax: (0238) 3855269

Website: www.vinhuni.edu.vn

Email: vinhuni@vinhuni.edu.vn

Năm bắt đầu đào tạo khóa 1: 1959

2. Giới thiệu về Trường

Trường được thành lập năm 1959 với tên gọi là Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh (theo Nghị định số 375/NĐ ngày 16/7/1959 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục). Năm 1962, trường đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh (theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28/8/1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục). Năm 2001, Trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên thành Trường Đại học Vinh (theo Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm Quốc gia. Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển và vai trò, vị thế của Trường Đại học Vinh trong hệ thống giáo dục đại học quốc dân. Trong những năm tới, Trường Đại học Vinh phấn đấu trở thành trường Đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

Trường Đại học Vinh là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại, Trường có 17 khoa đào tạo, 1 Trường Trung học phổ thông Chuyên, 1 Trường Thực hành Sư phạm, 1 nhà xuất bản và 21 phòng, ban, trung tâm, trạm; 2 Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa. Trường đào tạo 50 ngành đại học hệ chính quy (trong đó có 14 ngành đào tạo giáo viên, 23 ngành đào tạo cử nhân, 13 ngành đào tạo kỹ sư), 37 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 16 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 7 môn chuyên hệ trung học phổ thông (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Sinh học và Ngữ văn). Năm học 2015 - 2016, Trường có gần 42.000 học sinh, sinh viên, học viên ở tất cả các bậc học, ngành học, loại hình đào tạo. Sinh viên của Trường Đại học Vinh đến từ 54 tỉnh, thành trong nước, Lào, Thái Lan và Trung Quốc (hiện nay Trường có 426 lưu học sinh). Trường Đại học Vinh đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2007. Hiện nay, Trường đang xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2018.

Nhà trường có 1.076 cán bộ, viên chức. Trong tổng số 806 giảng viên, có 66 giáo sư, phó giáo sư, 234 tiến sĩ, 506 thạc sĩ, 138 giảng viên chính. Trong tổng số chuyên viên, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính, phục vụ có 13 chuyên viên chính và 110 thạc sĩ.

Trường Đại học Vinh có cơ sở chính (cơ sở 1) tại số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; với diện tích trên 16 ha và 4 cơ sở khác trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cơ sở 2: Hiện tại là nơi đào tạo của khoa Nông - Lâm - Ngư và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng tại: xã Nghi Ân, thành phố Vinh và xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; diện tích 112 ha. Cơ sở 3: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản mặn - lợ tại xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; diện tích trên 9,3 ha. Cơ sở 4: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản nước ngọt tại khối 4, thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; diện tích gần 5 ha. Cơ sở 5: Ký túc xá sinh viên tại khối 22, phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; diện tích gần 0,5 ha.

Nhà trường đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với trên 40 cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế. Nhiều nhà giáo, cán bộ khoa học của Trường là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canađa, Hoa Kỳ, Hội Thiên văn quốc tế,…). Nhiều cán bộ của Trường được mời làm chuyên gia giáo dục và giảng dạy tại các trường đại học ở Ăngôla, Môzămbic, Madagaxca, Algiêri, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Trong hơn 57 năm qua, Trường Đại học Vinh đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho trên 100.000 sinh viên hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học, 8.200 học viên cao học, 180 nghiên cứu sinh và 7.200 học sinh trung học phổ thông. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm trên 90% số sinh viên tốt nghiệp. Sinh viên của Trường được trang bị toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ nên khi ra trường sớm khẳng định được khả năng, được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhiều cựu sinh viên của Trường đã trở thành các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, công nghệ, kinh tế lớn trong nước và quốc tế.

Với những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Vinh đã được Đảng và Nhà nước 2 lần tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009, 2014), được 2 lần tặng thưởng Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009, 2011), được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kì đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đảng bộ Trường được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An công nhận là Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh 17 năm liên tục (1998 - 2014). Công đoàn Trường được tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2000), Huân chương Lao động hạng Nhì (2006). Đoàn Trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2004) và Huân chương Lao động hạng Ba (2006). Hội Sinh viên Trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2004).

3. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu và biểu tượng riêng, có chức năng, nhiệm vụ:

- Đào tạo kỹ sư, giáo viên, cử nhân có trình độ đại học và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước và một số nước trong khu vực;

- Đào tạo học sinh THPT chuyên nhằm bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

4. Sứ mạng và tầm nhìn

4.1. Sứ mạng:

Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

4.2. Tầm nhìn:

Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

5. Chính sách chất lượng

Trường Đại học Vinh là 1 trong 10 trường đại học đầu tiên trong cả nước kiểm định chất lượng. Hiện nay đang thực hiện đánh giá ngoài chu kỳ 3 sẽ hoàn thành và công bố trước tháng 5 năm 2017.

Không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới chương trình, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và tạo điều kiện tốt nhất cho người học. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng và tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia.

6. Công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy

Thực hiện chủ trương "Ba công khai" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học, bậc học, năm 2010, Trường Đại học Vinh đã công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo đại học hệ chính quy. Năm 2013, Nhà trường đã tổ chức tổng kết 5 năm đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Nhà trường mở thêm 5 ngành đào tạo mới. Trên cơ sở điều chỉnh chương trình đào tạo, Nhà trường đã bổ sung và công bố Chuẩn đầu ra cho 50 ngành đào tạo đại học. Đặc biệt, từ khoá đào tạo thứ 54, sinh viên ra Trường phải có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3/6 Châu Âu.

Trường Đại học Vinh cam kết trước xã hội và người học về chất lượng đào tạo đúng theo chuẩn đầu ra đã công bố.

II. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Mục đích

- Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Thực hiện chuyển phương thức tuyển sinh theo ngành sang phương thức tuyển sinh theo nhóm ngành theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.

- Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương và nhu cầu nhân lực xã hội cần.

2. Nguyên tắc

- Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 1, Dự thảo Quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2016 - 2018 và các quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục đại học.

- Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

III. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh

1.1. Phương thức xét tuyển

1.1.1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2017

Số lượng 70% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh.

1.1.2. Xét tuyển học bạ THPT

Số lượng 30% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh, với các tiêu chí sau:

+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

+ Tổng điểm các môn: theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển của cả 3 năm THPT (06 học kỳ) đạt 99.0 điểm trở lên. Điểm ưu tiên sẽ được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.1.3. Xét tuyển thẳng

- Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tuyển thẳng học sinh các trường Chuyên đã tốt nghiệp THPT.

1.1.4. Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước.

1.1.5. Chỉ tiêu năm 2017: 5.000 chỉ tiêu.

2. Xét tuyển theo nhóm ngành:

Năm 2017, Trường Đại học Vinh tuyển sinh theo ngành, đào tạo theo nhóm ngành với chỉ tiêu của từng nhóm ngành ở mục 3.

2.1. Các nhóm ngành xét tuyển

Nhóm 1: Khối ngành kinh tế

1.                  Kế toán

2.                  Tài chính ngân hàng

3.                  Quản trị kinh doanh

4.                  Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư)

5.                  Kinh tế nông nghiệp.

Nhóm 2: Khối ngành kỹ thuật, công nghệ

1.                  Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

2.                  Kỹ thuật điện tử truyền thông

3.                  Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

4.                  Kỹ thuật xây dựng

5.                  Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

6.                  Kỹ thuật công trình thủy

7.                  Công nghệ thực phẩm

8.                  Công nghệ kỹ thuật hóa học

9.                  Công nghệ thông tin.

Nhóm 3: Khối ngành Nông lâm ngư, Môi trường

1.                  Nông học

2.                  Nuôi trồng thủy sản

3.                  Khoa học môi trường

4.                  Quản lý tài nguyên và môi trường

5.                  Quản lý đất đai

6.                  Khuyến nông

7.                  Chăn nuôi.

Nhóm 4: Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

1.                  Chính trị học

2.                  Chính trị học (chuyên ngành Chính sách công)

3.                  Quản lý văn hóa

4.                  Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)

5.                  Quản lý giáo dục

6.                  Công tác xã hội

7.                  Báo chí

8.                  Luật

9.                  Luật kinh tế.

Nhóm 5: Gồm các khối ngành

- Nhóm ngành Sư phạm tự nhiên

1.                  Sư phạm Toán học

2.                  Sư phạm Tin học

3.                  Sư phạm Vật lý

4.                  Sư phạm Hóa học

5.                  Sư phạm Sinh học.

- Nhóm ngành Sư phạm xã hội

1.                  Sư phạm Ngữ văn

2.                  Sư phạm Lịch sử

3.                  Sư phạm Địa lý

4.                  Giáo dục chính trị

5.                  Giáo dục Tiểu học

6.                  Giáo dục Quốc phòng - An ninh.

- Các ngành Sư phạm năng khiếu tuyển theo ngành

1.                  Giáo dục Mầm non

2.                  Giáo dục Thể chất.

- Các ngành tuyển theo ngành

1.                  Sư phạm tiếng Anh

2.                  Ngôn ngữ Anh.

2.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia thí sinh đăng ký xét tuyển theo tổ hợp các môn thi, bài thi của nhóm ngành.

- Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của nhóm ngành.

- Thí sinh có nguyện vọng và nộp hồ sơ xét tuyển.

- Riêng các ngành đào tạo sư phạm: Ngoài kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh phải có hạnh kiểm của 3 năm học (Lớp 10, 11, 12) THPT đạt từ loại Khá trở lên.

2.3. Xét tuyển kết hợp thi tuyển năng khiếu

a) Các ngành xét tuyển kết hợp thi tuyển gồm:

1. Giáo dục Mầm non - Mã ngành: 52140201

2. Giáo dục Thể chất - Mã ngành: 52140206

b) Nguyên tắc xét tuyển kết hợp thi tuyển năng khiếu:

b1) Đối với ngành Giáo dục Mầm non:

- Lấy kết quả thi THPT Quốc gia các tổ hợp bài thi môn Toán, Ngữ văn và Toán, tiếng Anh.

- Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non của Trường Đại học Vinh.

- Điểm môn thi năng khiếu nhân hệ số 2.

- Thí sinh có nguyện vọng và nộp hồ sơ xét tuyển.

b2) Đối với ngành Giáo dục Thể chất:

- Lấy kết quả thi THPT Quốc gia của môn thi Sinh học và bài thi môn Toán học.

- Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Vinh.

- Điểm môn thi năng khiếu nhân hệ số 2.

- Thí sinh có nguyện vọng và nộp hồ sơ xét tuyển.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển năm 2017

Nhóm ngành

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn thi,    bài thi xét tuyển

Chỉ tiêu

Nhóm 1:

Khối ngành kinh tế

1. Quản trị kinh doanh

52340101

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Vật lý, Tiếng Anh; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

750

2. Tài chính ngân hàng

52340201

3. Kế toán

52340301

4. Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư)

52310101

5. Kinh tế nông nghiệp

52620105

Nhóm 2:

Khối ngành kỹ thuật, công nghệ

1. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

52510301

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Hóa học, Sinh học; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Tiếng Anh

1.400

2. Kỹ thuật điện tử, truyền thông

52520207

3. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

52520216

4. Kỹ thuật xây dựng

52580208

5. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

52580205

6. Kỹ thuật công trình thủy

52580202

7. Công nghệ thực phẩm

52540101

8. Công nghệ kỹ thuật hóa học

52510401

9. Công nghệ thông tin

52480201

Nhóm 3:

Khối ngành Nông lâm ngư, Môi trường

1. Nông học

52620109

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Hóa học, Sinh học; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

590

2. Nuôi trồng thủy sản

52620301

3. Khoa học môi trường

52440301

4. Quản lý tài nguyên và MT

52850101

5. Quản lý đất đai

52850103

6. Khuyến nông

52620102

7. Chăn nuôi

52620105

Nhóm 4:

 Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

1. Chính trị học

52310201

Ngữ văn, Lịch sử, Ðịa lý; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Vật lý, Tiếng Anh

1.300

2. Chính trị học (chuyên ngành Chính sách công)

52310201

3. Quản lý văn hóa

52220342

4. Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)

52220113

5. Quản lý giáo dục

52140114

6. Công tác xã hội

52760101

7. Báo chí

52320101

8. Luật

52380101

9. Luật kinh tế

52380107

a) Nhóm ngành Sư phạm tự nhiên

1. Sư phạm Toán học

52140209

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Vật lý, Tiếng Anh; Toán, Hóa học, Sinh học

300

2. Sư phạm Tin học

52140210

3. Sư phạm Vật lý

52140211

4. Sư phạm Hóa học

52140212

5. Sư phạm Sinh học

52140213

b) Nhóm ngành Sư phạm xã hội

1. Sư phạm Ngữ văn

52140217

Ngữ văn, Lịch sử, Ðịa lý; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Hóa học

300

2. Sư phạm Lịch sử

52140218

3. Sư phạm Ðịa lý

52140219

4. Giáo dục chính trị

52140205

5. Giáo dục Tiểu học

52140202

6. Giáo dục QP - An ninh

52140208

c) Nhóm ngành Sư phạm năng khiếu

1. Giáo dục Mầm non

52140201

Toán, Ngữ văn, Năng khiếu; Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu

110

2. Giáo dục Thể chất

52140206

Toán, Sinh học, Năng khiếu

30

d) Các ngành tuyển sinh theo ngành

1. Sư phạm tiếng Anh

52140231

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

70

2. Ngôn ngữ Anh

52220201

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

150

Tổng

5.000

4. Quy trình xét tuyển

4.1. Xét tuyển nguyện vọng I

4.1.1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

- Bản chính (bản gốc) Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi THPT quốc gia 2017 (dùng để xét tuyển nguyện vọng I) có chữ ký và đóng dấu đỏ của nơi thí sinh dự thi.

- Phiếu đăng ký xét tuyển nguyện vọng I (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thí sinh được đăng ký tối đa 2 nhóm ngành theo tổ hợp môn thi, bài thi xét tuyển của Trường (ghi cả phần chữ và mã quy định tương ứng theo phụ lục kèm theo). Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.

 - Một phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

- Lệ phí xét tuyển: Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Các hồ sơ không đúng quy định sẽ không được xét tuyển.

Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển qua đường bưu điện, trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại trường.

Riêng đối với thí sinh đã dự thi môn Năng khiếu vào 2 ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất, nạp giấy chứng nhận kết quả thi các môn văn hoá kì thi THPT quốc gia theo tổ hợp môn thi, bài thi về Trường để xét tuyển.

4.1.2. Nguyên tắc xét tuyển:

Trên cơ sở đăng ký xét tuyển của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển đối với các tổ hợp môn thi, bài thi của nhóm ngành, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xét tuyển thứ tự theo tổng điểm (kể cả điểm khu vực và điểm ưu tiên nếu có) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) đối với thang điểm 10.

Các ngành đào tạo Sư phạm thí sinh phải có hạnh kiểm 3 năm học THPT (Lớp 10, 11, 12) đạt từ loại Khá trở lên.

4.1.3. Thời gian nhận hồ sơ:

- Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Buổi sáng từ 8h00' đến 11h00', buổi chiều từ 14h00' đến 17h00'.

4.1.4. Địa điểm nhận hồ sơ trực tiếp:

Phòng Đào tạo, tầng 1, Nhà Điều hành, Trường Đại học Vinh

Địa chỉ: Số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Điện thoại: 0238.3856394, 0238.8988989

Website: http://www.vinhuni.edu.vn

4.2. Xét tuyển nguyện vọng 2

4.2.1. Quy định đăng ký xét tuyển đối với thí sinh:

a) Trong các đợt xét tuyển bổ sung, sau khi đã ĐKXT vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.

b) Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để ĐKXT vào một trường duy nhất; gửi Phiếu ĐKXT (theo mẫu 1) theo một trong các phương thức sau:

- Nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc trường THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh.

- Nộp trực tiếp tại trường.

(ĐKXT qua đường bưu điện và nộp trực tiếp tại trường cần kèm theo bản photo Giấy chứng nhận kết quả thi, một phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh).

- Lệ phí xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các hồ sơ không đúng quy định sẽ không được xét tuyển.

c) Khi trúng tuyển, thí sinh mang theo Giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học tại trường.

4.2.2. Nguyên tắc xét tuyển:

Trên cơ sở đăng ký xét tuyển của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển đối với các tổ hợp môn thi, bài thi của ngành, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xét tuyển thứ tự theo tổng điểm (kể cả điểm khu vực và điểm ưu tiên nếu có) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) đối với thang điểm 10.

4.2.3. Thời gian nhận hồ sơ:

- Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Buổi sáng từ 8h00' đến 11h00', buổi chiều từ 14h00' đến 17h00'.

4.2.4. Địa điểm nhận hồ sơ trực tiếp:

Phòng Đào tạo, tầng 1, Nhà Điều hành, Trường Đại học Vinh

Địa chỉ: Số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Điện thoại: 0238.3856394, 0238.8988989

Website: http://www.vinhuni.edu.vn

4.3. Thời gian thi năng khiếu (dự kiến): Từ ngày 5/7/2017 đến ngày 9/7/2017.

IV. QUY MÔ ĐÀO TẠO

1. Quy mô đào tạo tính đến 31/12/2016

Nhóm ngành

Quy mô hiện tại

Đại học

CĐSP

GD Chính quy (Ghi rõ số NCS, HV Cao học, Đại học, Cao đẳng)

GXTX

(Ghi rõ số SV, ĐH, CĐ)

GD

Chính quy

GDTX

Nhóm ngành I

CH: 916, NCS: 64, ĐH: 3.841

ĐH: 4.391

 

 

Nhóm ngành II

 

 

 

 

Nhóm ngành III

CH: 275, ĐH: 5.114

ĐH: 7.478

 

 

Nhóm ngành IV

CH: 120, NCS: 32, ĐH: 2308

ĐH: 83

 

 

Nhóm ngành V

CH: 261, NCS: 18, ĐH: 5351

ĐH: 187

 

 

Nhóm ngành VI

 

 

 

 

Nhóm ngành VII

CH: 809, NCS: 57, ĐH: 2318

ĐH: 170

 

 

Tổng

(Ghi rõ cả số NCS, HV Cao học, ĐH, CĐ)

CH: 2.381, NCS: 171, ĐH: 18.932

ĐH: 12.309

 

 

 2. Thông tin tuyển sinh của năm 2016

Nhóm ngành

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn

xét tuyển

Ðiểm trúng tuyển

Thí sinh từng ngành

Tổng số theo nhóm ngành

Nhóm 1:

Khối ngành kinh tế

1. Quản trị kinh doanh

D340101

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Vật lý, Tiếng Anh; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

15.00

117

715

2. Tài chính ngân hàng

D340201

68

3. Kế toán

D340301

465

4. Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư)

D310101

60

5. Kinh tế nông nghiệp

D620105

5

Nhóm 2:

Khối ngành kỹ thuật, công nghệ

1. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

D510301

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Hóa học, Sinh học; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Tiếng Anh

15.00

74

536

2. Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

7

3. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D520216

45

4. Kỹ thuật xây dựng

D580208

174

5. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

D580205

38

6. Công nghệ thực phẩm

D540101

53

7. Công nghệ kỹ thuật hóa học

D510401

8

8. Công nghệ thông tin

D480201

137

Nhóm 3:

Khối ngành Nông lâm ngư, Môi trường

1. Nông học

D620109

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Hóa học, Sinh học; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

15.00

17

96

2. Nuôi trồng thủy sản

D620301

23

3. Khoa học môi trường

D440301

5

4. Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

30

5. Quản lý đất đai

D850103

14

6. Khuyến nông

D620102

7

Nhóm 4:

 Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

1. Chính trị học

D310201

Ngữ văn, Lịch sử, Ðịa lý; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Vật lý, Tiếng Anh

15.00

16

647

2. Quản lý văn hóa

D220342

8

3. Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)

D220113

63

4. Quản lý giáo dục

D140114

6

5. Công tác xã hội

D760101

25

6. Báo chí

D320101

33

7. Luật

D380101

291

8. Luật kinh tế

D380107

205

a) Nhóm ngành Sư phạm tự nhiên

1. Sư phạm Toán học

D140209

Toán, Vật lý, Hóa học; Toán, Vật lý, Tiếng Anh; Toán, Hóa học, Sinh học

16.00

89

194

2. Sư phạm Tin học

D140210

4

3. Sư phạm Vật lý

D140211

40

4. Sư phạm Hóa học

D140212

45

5. Sư phạm Sinh học

D140213

16

b) Nhóm ngành Sư phạm xã hội

1. Sư phạm Ngữ văn

D140217

Ngữ văn, Lịch sử, Ðịa lý; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Hóa học

16.00

73

408

2. Sư phạm Lịch sử

D140218

8

3. Sư phạm Ðịa lý

D140219

26

4. Giáo dục Chính trị

D140205

4

5. Giáo dục Tiểu học

D140202

274

6. Giáo dục QP - AN

D140208

23

c) Nhóm ngành Sư phạm năng khiếu

1. Giáo dục Mầm non

D140201

Toán, Ngữ văn, Nãng khiếu; Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu

24.00

(điểm Năng khiếu nhân hệ số 2, điểm sàn  Năng khiếu từ  5.50 điểm trở lên)

239

239

2. Giáo dục Thể chất

D140206

Toán, Sinh học, Năng khiếu

20.00

(điểm Năng khiếu nhân hệ số 2, điểm sàn 2 môn Văn hóa từ 3.50 điểm trở lên)

14

14

d) Các ngành tuyển sinh theo ngành

1. Sư phạm tiếng Anh

D140231

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

25.00

(điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2)

67

67

2. Ngôn ngữ Anh

D220201

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

20.00

(điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2)

182

182

Tổng

3.098

3.098

V. PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH THEO NHÓM NGÀNH

Việc tổ chức tuyển sinh theo nhóm ngành như đề xuất trong phương án cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa (thông qua mức sàn trung bình về kết quả học tập ở THPT) và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu). Kết quả triển khai thí điểm của các trường khối năng khiếu - nghệ thuật là cơ sở thực tiễn để trường đề xuất phương thức tuyển sinh đối với những ngành này.

Điều kiện đảm bảo chất lượng của việc xét tuyển này được phân bổ đều cho tất các ngành đáp ứng các tiêu chí của Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Căn cứ của việc sử dụng các ngưỡng đảm bảo chất lượng này là tỷ lệ tốt nghiệp loại khá ở các tỉnh trong những năm vừa qua chỉ dao động trong phạm vi từ 20 - 25%; học sinh khá, giỏi chiếm 40 - 45%.

Ưu điểm:

- Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

- Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

- Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT.

- Đảm bảo chất lượng văn hóa và năng khiếu theo yêu cầu của ngành.

- Phù hợp với các yêu cầu, tiêu chí Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

- Thuận lợi cho công tác tổ chức đào tạo.

- Thí sinh có thể chuyển ngành trong nhóm ngành theo nguyện vọng.

Nhược điểm: Thí sinh có thể không muốn học một số ngành trong nhóm ngành mà mình lựa chọn.

VI. THÔNG TIN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

1. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

1.1. Về nhân lực: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 31/12/2016.

Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học, năm học 2016 - 2017

Đơn vị tính: Người

TT

Nội dung

Tổng số

Trong đó chia ra

Giáo sư

Phó GS

TSKH, TS

Thạc sĩ

Cử nhân

khác

 

1

2

(3+4+5+6+7+8)

3

4

5

6

7

8

 

Toàn đơn vị:

1076

3

63

234

593

200

21

1.     

Tổ chuyên trách

6

0

0

0

2

4

0

2.     

Phòng Tổ chức cán bộ

4

0

0

0

3

1

0

3.     

Phòng Đào tạo

6

0

0

0

6

0

0

4.     

Phòng Hành chính Tổng hợp

15

0

0

0

6

6

3

5.     

Phòng Kế hoạch Tài chính

12

0

0

0

6

6

0

6.     

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

4

0

0

0

2

2

0

7.     

Phòng Công tác Chính trị và HSSV

8

0

0

0

6

1

1

8.     

Phòng Quản trị và Đầu tư

19

0

0

0

7

11

1

9.     

Phòng Thanh tra Giáo dục

6

0

0

0

4

2

0

10. 

Nhà Xuất bản Đại học Vinh

2

0

0

0

1

1

0

11. 

Trung tâm DV, HTSV&QHDN

12

0

0

0

5

7

0

12. 

Trung tâm Đảm bảo chất lượng

9

0

0

0

8

1

0

13. 

Trung tâm Công nghệ thông tin

4

0

0

0

2

2

0

14. 

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên

8

0

0

0

7

1

0

15. 

Trung tâm TT-TV Ngyễn Thúc Hào

31

0

0

0

4

26

1

16. 

Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm

35

0

0

0

21

12

2

17. 

Phòng Bảo vệ

14

0

0

0

1

7

6

18. 

Trung tâm Nội trú

13

0

0

0

2

11

0

19.

Trạm Y tế

7

0

0

0

0

2

5

20.

Phòng Đào tạo Sau Đại học

2

0

0

0

2

0

0

21.

Khoa Sư phạm Ngữ văn

44

0

9

8

23

0

0

 

Bộ môn Ngôn ngữ

11

0

2

2

7

0

0

 

Bộ môn Văn học Việt Nam

11

0

2

2

7

0

0

 

Bộ môn Báo chí

8

0

0

2

6

0

0

 

Bộ nôm Văn học nước ngoài

6

0

2

1

3

0

0

 

Bộ môn Lý luận văn học và PPGD Ngữ văn

8

0

3

1

4

0

0

22.

Khoa Sư phạm Toán học

50

1

8

23

18

0

0

 

Bộ môn Giải tích

14

0

3

5

6

0

0

 

Bộ môn Đại số

7

0

1

5

1

0

0

 

Bộ môn XSTK và Toán ứng dụng

11

1

2

4

4

0

0

 

Bộ môn Hình học

9

0

2

4

3

0

0

 

Bộ môn PPGD Toán

9

0

0

5

4

0

0

 

Bộ phận Hành chính

0

0

0

0

0

0

0

23.

Khoa Vật lý và Công nghệ

69

1

9

21

36

2

0

 

Bộ môn Vật lý Đại cương

10

0

1

5

4

0

0

 

Bộ môn PPGD vật lý

12

0

3

4

5

0

0

 

Bộ phận Hành chính

3

0

0

0

3

0

0

 

Bôn môn Quang học - Quang phổ

11

1

1

4

5

0

0

 

Bộ môn Kỹ thuật điện - Điện tử

12

0

1

5

5

1

0

 

Bộ môn Kỹ thuật Điều khiển tự độn

8

0

2

1

4

1

0

 

Bộ môn Điện tử viễn thông

13

0

1

2

10

0

0

24.

Khoa Hoá học

42

1

7

8

25

1

0

 

Bộ môn Vô cơ

7

0

2

1

3

1

0

 

Bộ môn Hữu cơ

8

1

1

1

5

0

0

 

Bộ môn Phân tích

8

0

0

2

6

0

0

 

Bộ môn Hoá lý - Hoá Đại cương

6

0

1

1

4

0

0

 

Bộ môn PPGD Hoá học

6

0

2

2

2

0

0

 

Bộ môn Hoá Thực phẩm

7

0

1

1

5

0

0

25.

Khoa Sinh học

43

0

5

14

24

0

0

 

Bộ môn Thực vật - Sinh lý thực vật

13

0

3

5

5

0

0

 

Bộ môn Di truyền - PP - Vi sinh

10

0

0

3

7

0

0

 

Bộ môn Động vật - Sinh lý người

10

0

2

4

4

0

0

 

Bộ môn Môi trường - Hoá sinh

10

0

0

2

8

0

0

26.

Khoa Lịch sử

46

0

5

9

28

4

0

 

Bộ môn Lịch sử thế giới

10

0

1

3

5

1

0

 

Bộ môn Lịch sử Việt Nam

10

0

2

4

3

1

0

 

Bộ môn PPGD và QL văn hoá

9

0

1

0

7

1

0

 

Bộ môn Công tác xã hội

12

0

1

2

9

1

0

 

Bộ môn Du lịch

5

0

1

0

4

0

0

27.

Khoa Giáo dục Chính trị

28

0

4

5

19

0

0

 

Bộ môn KTCT - CNXHKH

5

0

1

1

3

0

0

 

Bộ môn Triết học

6

0

2

2

2

0

0

 

Bộ môn Lịch sử Đảng CSVN

6

0

0

1

5

0

0

 

Bộ môn Chính trị học

5

0

0

1

4

0

0

 

Bộ môn Tư tưởng HCM&PPGD

6

0

1

0

5

0

0

28.

Khoa Luật

62

0

4

26

26

6

0

 

Bộ môn Luật dân sự

18

0

1

8

8

1

0

 

Bộ môn Luật Hình sự

11

0

1

5

3

2

0

 

Bộ môn Luật Hành chính Nhà nước

16

0

1

6

9

0

0

 

Luật kinh tế Quốc tế

17

0

1

7

6

3

0

29.

Khoa Sư phạm Ngoại Ngữ

51

0

3

6

37

5

0

 

Bộ môn Kỹ năng tiếng Anh

10

0

0

1

8

1

0

 

Bộ môn Lý thuyết tiếng Anh

6

0

0

1

3

2

0

 

Bộ môn Văn học - Dịch tiếng Anh

7

0

0

2

4

1

0

 

Bộ môn PPGD tiếng Anh

13

0

3

1

8

1

0

 

Bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành

15

0

0

1

14

0

0

30.

Khoa Giáo dục

59

0

4

8

44

3

0

 

Bộ môn Tâm lí học

12

0

1

2

8

1

0

 

Bộ môn Giáo dục học

11

0

1

1

9

0

0

 

Bộ môn Giáo dục Tiểu học

9

0

1

2

6

0

0

 

Bộ môn Giáo dục mầm non

11

0

0

2

8

1

0

 

Bộ phận Hành chính

6

0

0

0

5

1

0

 

Bộ môn Quản lý giáo dục

10

0

1

1

8

0

0

31.

Trường Thực hành Sư phạm

57

0

0

2

7

46

2

 

Tổ Hành chính

8

0

0

0

0

6

2

 

Tổ Mẫu giáo lớn

7

0

0

0

1

6

0

 

Tổ Nhà trẻ - Mẫu giáo bé

10

0

0

0

0

10

0

 

Tổ Mẫu giáo nhỡ

11

0

0

0

1

10

0

 

Tổ tiểu học

21

0

0

2

5

14

0

32.

Khoa Giáo dục Thể chất

21

0

1

4

14

2

0

 

Bộ môn Bóng - Điền kinh

8

0

0

2

6

0

0

 

Bộ môn PPGD GD thể chất

5

0

1

2

2

0

0

 

Bộ phận Hành chính

1

0

0

0

0

1

0

 

Bộ môn Võ và TT dưới nước

7

0

0

0

6

1

0

33.

Khoa Công nghệ Thông tin

35

0

0

15

20

0

0

 

Bộ môn Khoa học máy tính và PPGD

11

0

0

5

6

0

0

 

Bộ môn Kỹ thuật máy tính

9

0

0

3

6

0

0

 

Bộ môn Hệ thống Thông tin

10

0

0

5

5

0

0

 

Tổ Hành chính

0

0

0

0

0

0

0

 

Bộ môn Mạng và Truyền thông

5

0

0

2

3

0

0

34.

Khoa Nông Lâm Ngư

44

0

1

9

33

1

0

 

Bộ môn Bảo vệ thực vật

12

0

1

4

7

0

0

 

Bộ môn Thuỷ sản ngọt

9

0

0

2

6

1

0

 

Bộ môn Khoa học Cây Trồng

7

0

0

1

6

0

0

 

Tổ Hành chính - Quản trị

4

0

0

0

4

0

0

 

Bộ môn NTTS mặn và PTNT

12

0

0

2

10

0

0

35.

Khoa Xây dựng

45

0

0

6

32

7

0

 

Bộ môn Cơ sở và VLXD

8

0

0

2

4

2

1

 

Bộ môn Kết cấu công trình

16

0

0

2

13

1

0

 

Bộ môn Công nghệ và Tổ chức xây dựng

11

0

0

1

8

2

0

 

Bộ môn Đường bộ và CT ngần

10

0

0

1

7

2

0

36.

Khoa Kinh Tế

65

0

2

14

46

3

0

 

Bộ môn Kinh tế

9

0

1

3

5

0

0

 

Bộ môn Quản trị Kinh doanh

13

0

1

3

9

0

0

 

Bộ môn Kế toán

19

0

0

3

16

0

0

 

Bộ môn Tài chính Ngân hàng

14

0

0

3

10

1

0

 

Tổ Hành chính

3

0

0

0

1

2

0

 

Bộ môn Kinh tế đầu tư và PT

7

0

0

2

5

0

0

37.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Vinh

17

0

0

0

6

11

0

 

Bộ môn Đường lối quân sự

4

0

0

0

1

3

0

 

Bộ môn Kỹ chiến thuật

4

0

0

0

0

4

0

 

Tổ Đào tạo và QLSV

7

0

0

0

3

4

0

 

Tổ Hành chính

2

0

0

0

2

0

0

38.

Trường Trung học Phổ thông Chuyên

60

0

0

8

46

6

0

 

Tổ Toán - Tin

18

0

0

5

12

1

0

 

Tổ Vật lý - Công nghệ

8

0

0

2

6

0

0

 

Tổ Lịch sử - Địa lý - GDCD

6

0

0

0

4

2

0

 

Tổ Hoá học

8

0

0

1

7

0

0

 

Tổ Tiếng Anh

7

0

0

0

5

2

0

 

Tổ Ngữ văn

9

0

0

0

8

1

0

 

Tổ Sinh học - Thể dục-GDQP

4

0

0

0

4

0

0

39.

Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên

21

0

1

10

10

0

0

 

Bộ môn QL Đất đai

6

0

0

4

2

0

0

 

Bộ môn SP Địa lý

9

0

1

5

3

0

0

 

Bộ môn QLTN và MT

6

0

0

1

5

0

0

Ghi chú: Các TSKH và tiến sĩ nếu đã tính trong số giáo sư và phó giáo sư thì không tính trùng trong cột 5 nữa.

1.2. Cơ sở vật chất: đến ngày 31/12/2016 

Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng năm học 2016 - 2017

STT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

I

Diện tích đất đai

ha

142.8

II

Diện tích sàn xây dựng

 

 

1

Giảng đ­ường

 

 

 

Số phòng

phòng

314

 

Tổng diện tích

m2

47.323

2

Phòng học máy tính

 

 

 

Số phòng

phòng

19

 

Tổng diện tích

m2

3.655

3

Phòng học ngoại ngữ

 

 

 

Số phòng

phòng

9

 

Tổng diện tích

m2

1.303

4

Phòng học nhạc họa

 

 

 

Số phòng

phòng

4

 

Tổng diện tích

m2

210

5

Thư­ viện / Trung tâm học liệu

 

 

 

Số phòng

phòng

35

 

Tổng diện tích

m2

7.374

6

Phòng thí nghiệm

 

 

 

Số phòng 

phòng

86

 

Tổng diện tích

m2

10.803

7

Nhà tập đa năng

 

 

 

Số phòng 

phòng

1

 

Tổng diện tích

m2

2.143

8

Xư­ởng thực tập, thực hành

 

 

 

Số phòng 

phòng

7

 

Tổng diện tích

m2

3.958

9

Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

 

 

 

Số phòng

phòng

481

 

Tổng diện tích

m2

31.011

10

Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo

m2

1.991

11

Diện tích khác:

 

 

 

Diện tích hội trường

m2

715

 

Diện tích nhà văn hóa      

m2

880

 

Diện tích sân vận động

m2

10.150

 

Trường Đại học Vinh đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VII.  CAM KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2017, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.